Kiến trúc Babri_Masjid

Các quân chủ của Vương quốc Hồi giáo Delhi rồi Đế quốc Mogul là những người bảo trợ rất lớn cho nghệ thuật và kiến trúc và cho xây dựng nhiều lăng mộ, thánh đường và madrasa (trường học) đẹp. Chúng có một phong cách đặc biệt, mang ảnh hưởng của kiến trúc 'hậu Tughlaq'. Các thánh đường trên khắp Ấn Độ được xây dựng theo các phong cách khác nhau; các phong cách thanh lịch nhất được phát triển trong các khu vực có truyền thống nghệ thuật bản địa mạnh mẽ và các thợ thủ công địa phương có kỹ năng tốt. Do đó phong cách thánh đường khu vực phát sinh từ phong cách các đền và nhà ở tại địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình, vật liệu và do đó khác biệt rất lớn giữa các thánh đường của Bengal, KashmirGujarat. Thánh đường Babri theo phong cách kiến trúc Jaunpur. Kiến trúc thánh đường hoàn toàn là một bản sao của các thánh đường thời Vương quốc Delhi. Babri là một thánh đường quan trọng với phong cách riêng biệt, duy trì chủ yếu trong kiến trúc, phát triển sau khi Vương quốc Delhi cho lập Thánh đường Babari tại ngoại ô phía nam của thành Gaur, và Thánh đường Jamali Kamili do Sher Shah Suri xây dựng. Đây là điềm báo của phong cách Hồi giáo Ấn được Akbar chấp thuận.

Theo lời Graham Pickford, kiến trúc sư của Toàn quyền Ấn Độ William Bentinck (nhiệm kỳ 1828–1833), thì "một lời nói thầm từ Babri Masjid Mihrab có thể được nghe thấy rõ ở đầu kia, cách 200 feet (60 m) qua chiều dài và chiều rộng của đại sảnh". Độ vang âm của thánh đường được ông đề cập trong sách 'Historic Structures of Oudhe', theo đó "đối với một công trình từ thế kỷ 16 triển khai và bảo vệ tiếng nói từ bục giảng kinh là một tiến bộ đáng kể, triển khai âm thanh độc đáo trong cấu trúc này sẽ khiến du khách ngạc nhiên". Các kiến trúc sư hiện đại quy đặc tính hấp dẫn thính giác này cho một hốc lớn trong tường của Mihrab và một số hốc trong các tường xung quanh vốn có chức năng để cộng hưởng; thiết kế này giúp mọi người nghe được lời tại Mihrab. Sa thạch sử dụng trong xây dựng Thánh đường Babri cũng có đặc tính cộng hưởng, góp phần vào độ vang âm độc đáo tại đây.

Phong cách Tughluquid của Thánh đường Babri tích hợp các thành phần thiết kế và kỹ thuật, chẳng hạn các hệ thống làm mát được cải trang như các yếu tố kiến trúc Hồi giáo, như vòm. Trong Babri Masjid, một hệ thống kiểm soát môi trường thụ động gồm trần cao, khung vòm, và sáu cửa sổ lưới lớn sắt lớn. Hệ thống giúp duy trì mát mẻ bên trong và cho tiếp cận thông gió tự nhiên cũng như ánh sáng ban ngày.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Babri_Masjid http://www.britannica.com/EBchecked/topic/47510/Ba... http://www.deccanherald.com/content/86879/unwillin... http://www.erces.com/journal/articles/archives/v02... http://www.expressindia.com/news/fullstory.php?new... http://books.google.com/books?id=6xTC8ub8RN8C&pg=P... http://books.google.com/books?id=7Ms5N7NhGXIC&pg=P... http://books.google.com/books?id=LTW1Rf-NfJsC&pg=P... http://books.google.com/books?id=w5SlnZilfMMC&pg=P... http://books.google.com/books?id=wBq2AAAAIAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=wVr_f_gXOX4C&pg=P...